Một số lời đồn A Tế Cách

Bị Đế chán ghét

Hoàng Thái Cực đối với Lưỡng Bạch Kỳ (Chính Bạch Kỳ và Tương bạch Kỳ) cùng 3 anh em Đa Nhĩ Cổn dùng chính sách lôi kéo là chính, trấn áp là phụ. Bởi vì Lưỡng Bạch Kỳ thực lực hùng hậu, kỳ chủ lại trẻ tuổi, một khi lôi kéo được sẽ dễ sai khiến. A Tế Cách là người lớn nhất trong 3 anh em, lại sớm trải quan chiến trận, làm người vũ dũng nhưng cũng thô kệch, không chịu ước thúc. Bởi vậy, Hoàng Thái Cực đầu tiên đem A Tế Cách ra khai đao.

Năm Thiên Mệnh thứ 11 (1626), tháng 12, Mông Cổ Trát Lỗ Đặc bộ Thai cát Ân Cách Tham bỏ trốn, chuẩn bị đầu nhập với dưới kỳ A Tế Cách, dựa theo quy củ thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đặc biệt là đối với Mông Cổ quý tộc như Ân Cách Tham, theo lý nên nhận được đãi ngộ tốt ở mức nhất định. Về phần sau khi chạy trốn, lựa chọn Kỳ nào đều dựa vào ý định cá nhân. Nhưng Hoàng Thái Cực chủ tâm muốn đả kích A Tế Cách, cũng liền tự nhiên bất chấp rất nhiều. Khi đó, quan hệ của Hoàng Thái Cực và Đức Cách Loại đang trong thời kỳ cực kỳ tốt, Hoàng Thái Cực liền làm chủ đem Ân Đức Tham về dưới quyền Đức Cách Loại. Ân Đức Tham vẫn muốn đầu quân về dưới trướng A Tế Cách, Đức Cách Loại cực kỳ phẫn nộ, cho người đem Ân Đức Tham đoạt trở về. Người được Đức Cách Loại phái đi bị A Tế Cách lỗ mãng làm bị thương. Hoàng Thái Cực liền nhân cơ hội này hỏi tội A Tế Cách, phạt A Tế Cách 1000 lượng bạc trắng và bảy con ngựa.

Năm Thiên Thông thứ 2 (1628), A Tế Cách tán thành Đa Đạc con gái của A Bố Thái, còn làm chủ hôn lễ, chọc giận Hoàng Thái Cực. A Bố Thái là em trai của Đại phi A Ba Hợi của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, cũng chính là cậu của 3 anh em A Tế Cách, Đa Nhĩ Cổn, Đa Đạc, rất được Nỗ Nhĩ Cáp Xích tín nhiệm, trong những năm Thiên Mệnh là 1 trong 8 vị "Đô Đường" trứ danh. Nhưng quan hệ giữ A Bố Thái và Hoàng Thái Cực cực kỳ hỏng bét, chủ yếu là do tranh chấp trong chính trị. Vì vậy sau khi Hoàng Thái Cực tức vị, A Bố Thái chưa từng được sống dễ chịu. Hơn nữa, Hoàng Thái Cực còn không cho phép các quý tộc có bất cứ mối quan hệ thông gia nào với gia tộc A Bố Thái. A Tế Cách không thèm để ý những điều này, kiên trì ủng hộ Đa Đạc cưới con gái của cữu cữu A Bố Thái. Hoàng Thái Cực bởi vậy nổi trận lôi đình, đặc biệt hạ lệnh trách phạt A Tế Cách, đoạt đi tư cách Kỳ chủ Tương Bạch Kỳ, lấy Đa Nhĩ Cổn thay thế.

Phản đối dời đô

Căn cứ theo lời nói của quan viên Triều Tiên đi theo quân Thanh nhập quan, A Tế Cách tại trước khi nhập quan đã phản đối việc dời đô, nói với Đa Nhĩ Cổn:

我们刚得辽东时, 没怎么杀戮, 结果我们满人好多都被辽民杀掉了. 所以现在应该趁着兵威, 大肆屠戮, 留下诸王来镇守北京, 主力部队回到盛京, 或退保山海关, 就没有后顾之忧了.

.

Ngã môn cương đắc Liêu Đông thì, một chẩm yêu sát lục, kết quả ngã môn Mãn nhân hảo đa đô bị Liêu dân sát điệu liễu. Sở dĩ hiện tại ứng cai sấn trứ binh uy, đại tứ đồ lục, lưu hạ chư vương lai trấn thủ Bắc Kinh, chủ lực bộ đội hồi đáo Thịnh Kinh, hoặc thối Bảo Sơn Hải quan, tựu một hữu hậu cố chi ưu liễu.

.

Khi chúng ta đoạt được Liêu Đông, không hề giết chóc, kết quả người Mãn chúng ta đều bị Liêu dân giết chết. Cho nên hiện tại có lẽ cần phải thừa dịp binh uy, trực tiếp tàn sát, lưu lại chư vương trấn thủ Bắc Kinh, binh sĩ chủ lực thì quay về Thịnh Kinh, hoặc lui về Sơn Hải Quan, sẽ không có nỗi lo về sau.

Đa Nhĩ Cổn tức thì phản đối, nói:

先汗 (皇太极) 曾说过, 一旦得到北京, 马上迁都, 以图进取. 况且现在人心未定, 决不可以就这么回关东.

.

Tiên Hãn (Hoàng Thái Cực) tằng thuyết quá, nhất đán đắc đáo Bắc Kinh, mã thượng thiên đô, dĩ đồ tiến thủ. Huống thả hiện tại nhân tâm vị định, quyết bất khả dĩ tựu giá yêu hồi Quan Đông

.

Tiên Hãn đã từng nói qua, một khi đoạt được Bắc Kinh, lập tức dời đô, mưu đồ tiến thủ. Huống hồ hiện tại nhân tâm chưa định, quyết không thể cứ như vậy trở về Quan Đông.

A Tế Cách và Đa Nhĩ Cổn cũng vì vậy mà nảy sinh hiềm khích[42].

Cầu phong Thúc vương

Năm Thuận Trị thứ 6 (1649), tháng 3, nhân vật quyền thế thứ 2 trong triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ là Đa Đạc mất. Ở Đại Đồng, A Tế Cách tự nhận công lao to lớn, nghe được tin liền phái Ngô Bái (吴拜 đến nói với Đa Nhĩ Cổn[31]:

辅政德豫亲王征讨流寇时, 在庆都躲到偏僻地方, 在潼关, 西安时不全歼其众, 追剿腾机思时不取其国, 功绩并不显着, 不该对其子给予优厚待遇, 郑亲王 (济尔哈朗) 是我们叔父的儿子, 不应该叫叔王. 我是太祖的儿子, 皇帝的叔叔, 应该叫叔王才是

.

Phụ chính thúc Đức Dự thân vương chinh thảo lưu khấu thì, tại Khánh Đô đóa đáo thiên tích địa phương, tại Đồng Quan, Tây An thì bất toàn tiêm kỳ chúng, truy tiễu đằng ky tư thì bất thủ kỳ quốc, công tích tịnh bất hiển trứ, bất cai đối kỳ tử cấp dư ưu hậu đãi ngộ, Trịnh Thân vương (Tế Nhĩ Cáp Lãng) thị ngã môn thúc phụ đích nhi tử, bất ứng cai khiếu Thúc vương. Ngã thị Thái Tổ đích nhi tử, Hoàng đế đích thúc thúc, ứng cai khiếu Thúc Vương tài thị.

.

Phụ Chính thúc Đức Dự Thân vương (Đa Đạc) lúc xuất binh đánh dẹp thổ phỉ, từ Khánh Đô trốn đến địa phương vắng vẻ, tại Đồng Quan, Tây An cũng không toàn bộ tiêu diệt được chúng, lúc truy kích bọn Đằng Ky Tư bất thủ kỳ quốc, công tích không được tính là quá hiển hách, không nên hậu đãi đặc biệt đối với con cháu hắn. Trịnh Thân vương (Tế Nhĩ Cáp Lãng) là con trai của thúc phụ chúng ta, không nên gọi Thúc vương. Ta là con trai Thái Tổ, thúc thúc của Hoàng đế, hẳn là gọi Thúc vương mới phải.

Đa Nhĩ Cổn trách A Tế Cách quá cuồng vọng, sai Ngô Bái trả lời[43]:

德豫亲王薨逝未久, 何忍遽出此言. 初令尔统大兵往陕西, 征讨流寇. 后令德豫亲王往征江南. 德豫亲王破流寇, 克西安, 平定江南, 河南, 浙江, 追腾机思俘获甚多败喀尔喀二汗兵且叔王原为亲王. 尔原为郡王. 其一子吾养为子. 一子承袭王爵. 何为优异耶. 郑亲王虽叔父子原系亲王尔安得妄思越分, 自请为叔王. 大不合理.

.Đức Dự thân vương hoăng thệ vị cửu, hà nhẫn cự xuất thử ngôn. Sơ lệnh nhĩ thống đại binh vãng Thiểm Tây, chinh thảo lưu khấu. Hậu lệnh Đức Dự thân vương vãng chinh Giang Nam. Đức Dự Thân vương phá Lưu Khấu, khắc Tây An, bình định Giang Nam, Hà Nam, Chiết Giang, truy Đằng Ky Tư phu hoạch thậm đa bại Khách Nhĩ Khách nhị hãn binh thả Thúc vương nguyên vi Thân vương. Nhĩ nguyên vi Quận vương. Kỳ nhất tử ngô dưỡng vi tử. Nhất tử thừa tập vương tước. Hà vi ưu dị da. Trịnh Thân vương tuy thúc phụ tử nguyên hệ thân vương nhĩ an đắc vọng tư việt phân, tự thỉnh vi thúc vương. Đại bất hợp lý.

.

Đức Dự Thân vương hoăng thệ chưa lâu, sao ngươi có thể nói ra những lời như vậy. Ban đầu là lệnh cho ngươi thống lĩnh đại binh đến Thiểm Tây, đánh dẹp thổ phỉ. Sau đó mới lệnh Đức Dự Thân vương đến chinh phạt Giang Nam. Đức Dự Thân vương phá Lưu Khấu, hạ Tây An, bình định Giang Nam, Hà Nam, Chiết Giang, truy Đằng Ky Tư bắt được rất nhiều binh lính của Khách Nhĩ Khách. Vả lại Thúc vương nguyên là Thân vương, mà ngươi nguyên chỉ là Quận vương. Một đứa con trai (của Đa Đạc) là con nuôi của ta, một đứa thừa kế vương tước, thế nào là đặc biệt tốt. Trịnh Thân vương tuy là con trai của thúc phụ, nhưng ban đầu nguyên hệ thân vương ngươi an đắc vọng tư việt phân, tự thỉnh vi Thúc vương. Rất bất hợp lý.

A Tế Cách lại thỉnh cầu kiến tạo phủ đệ, chư vương liền thỉnh cầu tước đi tước vị của ông, Đa Nhĩ Cổn cũng không đồng ý, cấm A Tế Cách tham dự vào sự việc Lục bộ và giao tiếp Hán quan.